»
KINH TẾ - TỔ CHỨC SẢN XUẤT
Đăk Glong phát huy có hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội huyện.
Thứ năm - 11/05/2017 09:07
Nhiều năm qua từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Đăk Glong đã tạo động lực để hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách vượt khó, giảm nghèo và vươn lên phát triển kinh tế gia đình,
Góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của địa phương và thực hiện thắng lợi tiêu chí số 10 về thu nhập theo Bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Đăk Glong. |
Theo thông kế, tính đến nay trên địa bàn huyện Đăk Glong mới chỉ có 1 xã hoàn thành tiêu chí số 10 về thu nhập theo Bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao chiếm 62,19% dân số toàn huyện, vai trò của nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác giảm nghèo ở địa phương. Những năm đầu khi mới dời quê miền trung lên Đăk Nông lập nghiệp, gia đình Ông Trần Văn Hùng ở thôn Quảng Long, xã Quảng Khê, huyện Đăk Glong thuộc diện hộ nghèo, được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước. Năm 2011 gia đình Ông được vay 30 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ nghèo để đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Với phương châm lấy ngăn nuôi dài, gia đình ông đã tập trung trồng các loại cây ngăn ngày. Nhờ biết dành dụm chắt chiêu nên vài năm sau đó gia đình ông đã trồng thêm cà phê và hồ tiêu nên dần có thu nhập ổn định hơn. Năm 2014 gia đình Ông Trần Văn Hùng lại được vay thêm 30 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ nghèo nên ông rất phấn khởi vì có thêm nguồn vốn để phát triển kinh tế.
Tính đến hết tháng 1 năm 2017 trên địa bàn huyện Đăk Glong có gần 7.750 hộ gia đình được vay vốn từ các chương trình cho vay ưu đãi của Chính phủ thông qua Ngân hàng chính sách xã hội với tổng số tiền gần 280 tỷ đồng. Để tiếp tục phát huy hiệu quả nguồn vốn, bên cạnh việc triển khai các chương trình cho vay, chính quyền địa phương và các ngành chức năng của huyện đang tích cực tuyên truyền, hướng dẫn người dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ câu cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao, góp phần giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn từng bước thoát nghèo bền vững. Bài: Lê Thực |
Click để đánh giá bài viết:
Từ khóa: