GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ

TRANG CHỦ » KINH TẾ - TỔ CHỨC SẢN XUẤT


Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

Thứ hai - 18/12/2017 08:13
Năm 2017, từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được phân bổ theo Kế hoạch hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo thường xuyên dưới 3 tháng và đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Nông năm 2017

Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông phê duyệt tại Quyết định số 1308/QĐ-UBND, ngày 09/8/2017, Chi cục Phát triển nông thôn đã ký hợp đồng với 4 đơn vị là các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên các huyện Đắk Glong, Cư Jút, Đắk RLấp, KRông Nô mở 8 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn với 252 học viên, trong đó chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số với 244 học viên.

               
Lớp học tại xã Quảng Sơn đang thực hành kỹ thuật bón phân cho cây tiêu

Qua kiểm tra, giám sát, cơ bản các lớp học đã thực hiện đúng yêu cầu theo quy định về đào tạo nghề sơ cấp như đối tượng học viên, về tiến độ giảng dạy, giáo án, sổ ghi chép của giáo viên và học viên cùng các thiết bị học tập. Các lớp học chủ yếu thực hiện vào các ngày cuối tuần thứ 6, thứ bảy, chủ nhật nhằm phù hợp với thời gian và công việc của học viên.

Các lớp học vừa học lý thuyết kết hợp với kỹ năng thực hành, chỉ dạy thực tế tại vườn cho học viên theo hình thức “cầm tay chỉ việc”, sau khi học học viên có thể tự thực hiện ngay trên vườn rẫy của gia đình.

Theo ý kiến nhận xét của các học viên thì việc mở lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn rất phù hợp với nhu cầu kiến thức của học viên, bởi trước đây bà con chỉ làm theo kinh nghiệm và học nhau nên hiệu quả sản xuất không cao, nay được tiếp cận cách sản xuất có khoa học, bài bản và theo hướng dẫn trực tiếp tại rẫy nên dễ dàng tiếp thu kiến thức và áp dụng vào thực tế sản xuất. Tuy nhiên, bà con học viên vẫn còn băn khoăn về thời gian học nên tổ chức sớm, vào khoảng giữa năm khi nông nhàn, hiện nay các lớp học thường tổ chức vào cuối năm, cũng vào mùa thu hoạch cà phê, sẽ rất khó khăn về thời gian khi tham dự lớp học của học viên do đời sống bà con còn khó khăn, phải tranh thủ đi lao động làm thuê kiếm sống.

Ngoài ra, bà con cũng mong muốn trong chương trình của khóa học, các học viên được đi tham quan, học hỏi các mô hình sản xuất công nghệ cao như tưới nước tiết kiệm, trồng cây trong nhà lưới, nhà kính, trồng cây dược liệu, chăn nuôi khép kín … để học hỏi thêm kinh nghiệm áp dụng cho sản xuất tại gia đình.

Có thể khẳng định việc đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn tại một tỉnh có tới 85 % dân số làm nông nghiệp và  34,5 % dân số là đồng bào dân tộc thiểu số là việc làm có tính xã hội và nhân văn sâu sắc, góp phần nâng cao trình độ sản xuất, khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, kiến thức, kỹ năng nghề của người nông dân được nâng lên, năng suất lao động, chất lượng cây trồng, vật nuôi tăng góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập của người nông dân, tạo động lực cho phát triển kinh tế nông thôn, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới./.

Nguồn : http://snnptnt.daknong.gov.vn/TinTuc/phattriennongthon/Lists/Posts/Post.aspx?CategoryId=11&ItemID=212PublishedDate=2017-12-15T04:40:00Z

Click để đánh giá bài viết:
Từ khóa:

Phản hồi đã đóng.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn