GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ

TRANG CHỦ » KINH TẾ - TỔ CHỨC SẢN XUẤT


HUYỆN ĐĂKR’LẤP- SỨC BẬT TỪ NỀN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.

Thứ ba - 11/08/2020 10:43
Trong những năm qua, tại huyện Đăk R’Lấp, ngành nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ yếu trong nền kinh tế và thu nhập của đại đa số nhân dân. Phát triển theo hướng áp dụng khoa học kỹ thuật và ứng dụng công nghệ cao. Trong đó duy trì tổng diện tích cây trồng nông nghiệp đạt 36.774ha. Vài năm nay, nhờ ứng dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến, nhiều nông dân ở huyện đã thành công trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong những năm qua, tại huyện Đăk R’Lấp, ngành nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ yếu trong nền kinh tế và thu nhập của đại đa số nhân dân. Phát triển theo hướng áp dụng khoa học kỹ thuật và ứng dụng công nghệ cao.  Trong đó duy trì tổng diện tích cây trồng nông nghiệp đạt 36.774ha. Vài năm nay, nhờ ứng dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến, nhiều nông dân ở huyện đã thành công trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Từ lâu, được biết đến là một huyện thuần nông với 80% dân số phát triển kinh tế nhờ nông nghiệp. Để tạo sức bật cho ngành nông nghiệp, địa phương đã thành lập nhiều mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác trồng, tiêu thụ và chế biến nông sản. Để đạt được kết quả trên, huyện Đăkr’Lấp đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án phát triển sản xuất nông nghiệp. Đến nay toàn huyện có trên 20 ha sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và trên 500ha ứng dụng một phần công nghệ cao, đóng vai trò là tiền đề để nhân rộng mô hình nông nghiệp công nghệ cao trong thời gian tới. Ngoài ra, huyện còn thực hiện 21 mô hình trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả; triển khai đề án cải tiến chất lượng giống bò thịt với số lượng 45 con. Tiếp tục phát triển mô hình sản xuất trang trại có tính chuyên môn hóa và ứng dụng công nghệ cao với 53 trang trại. Khuyến khích thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã, liên kết các hộ nông dân để phát triển nông nghiệp với quy mô lớn; kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư chế biến nông sản, quan tâm đào tạo nghề để nâng cao trình độ sản xuất. Đến nay, toàn huyện có 26 HTX sản xuất nông nghiệp, 10 Tổ hợp tác.

Cùng với việc kêu gọi doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực nông nghiệp, những năm qua, huyện còn quan tâm tạo dựng các mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp với người nông dân, giữa những người nông dân với nhau. Theo đó, doanh nghiệp sẽ hợp tác cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm hoặc cùng đầu tư làm ăn với nông dân để tạo ra nhiều sản phẩm lớn, có chất lượng đồng đều và giá thành rẻ; nông dân liên kết với nhau để sản xuất cùng loại mặt hàng, cùng tuân thủ quy trình, tiêu chuẩn số lượng nhiều. Có thể khẳng định, việc tập trung ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đã mang lại nhiều kết quả tích cực.  Từ kết quả đạt được bước đầu, thời gian tới, huyện tiếp tục thực hiện tốt cơ chế, chính sách khuyến khích và tập trung nguồn lực đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, quy mô lớn; tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm, góp phần thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Với những kết quả trên đã góp phần không nhỏ trong việc đưa nền kinh tế của huyện đạt tốc độ tăng trưởng khá, phát triển ổn định theo hướng bền vững, chuyển dịch cơ cấu đúng định hướng, tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng có bước phát triển, kinh tế nông nghiệp, nông thôn có sự chuyển biến tích cực.  Kết quả: trong 5 năm qua từ năm 2015-2020, tốc độ tăng trưởng GDP của huyện năm sau cao hơn năm trước, bình quân tăng hàng năm khoảng 9,6%. Tổng giá trị gia tăng ước đạt 3.800 tỷ đồng, trong đó: Nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 1.700 tỷ đồng; quy mô nền kinh tế tăng 1,43 lần; tăng trưởng bình lĩnh vực nông nghiệp 8,4%, quy mô tăng 1,4 lần. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 60 triệu đồng/người/năm. Đặc biệt từ khi chương trình nông thôn mới được triển khai tại địa phương đã góp phần đưa thu nhập của người dân ngày một phát triển. Việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp là bước tiến quan trọng trong quá trình thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường. Xây dựng và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua trên địa bàn đã tạo hiệu ứng tốt, làm đòn bẩy để phát triển nông nghiệp. Cùng với đó, ngành Nông nghiệp huyện đã và đang tập trung phát huy lợi thế, thế mạnh đối với các sản phẩm chủ lực của từng địa phương; tăng cường sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, từng bước thay đổi tư duy sản xuất của người dân để thúc đẩy quá trình đưa công nghệ cao vào sản xuất./.

                                                          Tác giả: Ngô Tấm

Click để đánh giá bài viết:
Từ khóa:

Phản hồi đã đóng.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn