GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ

TRANG CHỦ » TIN NỔI BẬT


Hội nghị trực tuyến toàn quốc Triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

Thứ năm - 21/04/2022 15:30

 

          Sáng nay (21/4), Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai thực hiện 2 Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo bền vững. Dự và chủ trì tại điểm cầu Trung ương có đồng chí Phạm Bình Minh – Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia

Trong giai đoạn vừa qua, sau khi Quốc hội phê duyệt 3 Chương trình mục tiêu quốc gia , Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành liên quan nhanh chóng xây dựng các văn bản để triển khai thực hiện. Đến thời điểm này đã hoàn thành cơ bản cơ sở pháp lý. Trong đó, hai chương trình mục tiêu quốc gia và xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững là hai chương trình đã được triển khai giai đoạn trước, giai đoạn này tiếp tục được triển khai với mục tiêu nâng cao hơn. Với khối lượng công việc lớn, việc triển khai vừa mang tính chất đồng bộ, không được trùng lắp các nhiệm vụ để sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, tránh lãng phí. Chính vì vậy Hội nghị triển khai có vai trò rất quan trọng qua đó góp phần đề ra giải pháp trong chỉ đạo thực hiện và thống nhất các giải pháp để triển khai đồng bộ, hiệu quả trong thời gian tới.

Tại Hội nghị, Lãnh đạo các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động Thương binh và Xã hội đã báo cáo về: Công tác quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2022; triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ; triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ. Để cụ thể hóa yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ đã xây dựng Nghị định quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, với các nội dung chủ yếu như: Phân cấp, trao quyền cho địa phương, nhất là cấp cơ sở nhằm nâng cao tính chủ động, linh hoạt của các cấp trong quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. Đẩy mạnh việc lồng ghép nguồn vốn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia thông qua việc sử dụng vốn của nhiều chương trình, dự án để đầu tư thực hiện công trình, dự án, hoạt động có cùng mục tiêu, nội dung và được thực hiện trên cùng một địa bàn nhằm huy động tối đa các nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia, đảm bảo sử dụng vốn tập trung, tiết kiệm, hiệu quả; khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, trùng lặp; tránh thất thoát, lãng phí và không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản. Áp dụng cơ chế đặc thù trong tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp. Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia. Nâng cao năng lực tổ chức quản lý và thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông trong tổ chức, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia…

Đối với Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, đến hết năm 2020, Chương trình đã vượt 12,4% số xã đạt chuẩn so với mục tiêu giai đoạn 2016 – 2020.Cụ thể, tính đến tháng 4/2022, cả nước có 5.706/8.227 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 663 xã đạt chuẩn nâng cao và 71 xã đạt chuẩn kiểu mẫu. 225 đơn vị cấp huyện thuộc 55 tỉnh, thành phố đã được Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ, 16 tỉnh, thành phố có 100% số xã đạt chuẩn, trong đó có 5 tỉnh gồm Nam Định, Đồng Nai, Hưng Yên, Hà Nam, Hải Dương được Thủ tướng công nhận tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Đã có 7.463 sản phẩm OCOP của 4.061 chủ thể OCOP đạt từ 3 sao trở lên, 20 sản phẩm được công nhận sản phẩm 5 sao cấp quốc gia. Sản phẩm OCOP đang từng bước khẳng định được giá trị và chất lượng trên thị trường và được người dân tín nhiệm. Các sản phẩm OCOP 5 sao đã được các lãnh đạo Đảng, Nhà nước tin tưởng, lựa chọn làm quà tặng trong các hội nghị quan trọng và các chuyến công tác nước ngoài.

Mục tiêu đến năm 2025 phấn đấu cả nước có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, có khoảng 40% số xã đạt chuẩn nâng cao, ít nhất 10% số xã đạt chuẩn kiểu mẫu và không còn xã dưới 15 tiêu chí. Ít nhất 50% huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, trong đó, ít nhất 20% số huyện đạt chuẩn được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao, huyện nông thôn mới kiểu mẫu.

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Phạm Bình Minh – Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia nhấn mạnh: Trong giai đoạn vừa qua, kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới đã góp phần quan trọng vào tình hình phát triển kinh tế – xã hội chung của đất nước. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp đã phát huy hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn. Các thiết chế, hạ tầng kinh tế – xã hội cơ bản hoàn thiện, nhất là ở khu vực khó khăn; đời sống của Nhân dân nông thôn ngày càng được nâng cao về vật chất, tinh thần. Công tác giảm nghèo và an sinh xã hội tiếp tục được đảm bảo, tạo điều kiện cho Nhân dân tiếp cận ngày càng tốt hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản. Nhiều chính sách, xã hội được đi vào cuộc sống, đóng vai trò là đòn bẩy hỗ trợ các đối tượng yếu thế vươn lên, giúp người dân thấy được quyền lợi từ đó chung sức đồng lòng phát huy tiềm năng lợi thế phát triển kinh tế – xã hội.

Mộ số hình ảnh tại đầu cầu Trung ương

Click để đánh giá bài viết:
Từ khóa:

Phản hồi đã đóng.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn