GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ

TRANG CHỦ » TIN NỔI BẬT


Khi đảng viên người dân tộc thiểu số xây dựng nông thôn mới

Thứ tư - 09/11/2022 08:33

 

NDO – Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, hợp với lòng dân và trở thành phong trào rộng khắp trên toàn quốc nói chung và Đắk Nông nói riêng.
 
Mỗi năm, Điểu Byan cho 4 hộ nghèo mượn bò cái nuôi sinh sản lấy bê con, tạo điều kiện về nguồn vốn để bà con trong bon cùng thoát nghèo.
Mỗi năm, Điểu Byan cho 4 hộ nghèo mượn bò cái nuôi sinh sản lấy bê con, tạo điều kiện về nguồn vốn để bà con trong bon cùng thoát nghèo.

Chương trình đã tạo được động lực mạnh mẽ, tập hợp được sự đoàn kết của mọi tầng lớp trong xã hội, huy động được sức mạnh về tinh thần và vật chất nhằm xây dựng khu vực nông thôn ngày càng khởi sắc, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị với nông thôn, nhất là khu vực đặc biệt khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.


Mặc dù có nhiều đất đai, nhưng cái đói, cái nghèo vẫn quanh năm đeo bám cuộc sống gia đình ông Điểu Byan, ở bon Điêng Đu, xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức. Nguyên nhân chính vẫn là tư duy sản xuất và tập quán canh tác lạc hậu, chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên khiến cây trồng kém năng suất.

Chương trình xây dựng nông thôn mới như một “cứu cánh” giúp Điểu Byan tìm được hướng đi trong phát triển kinh tế và trở nên giàu có. Sau khi được tham gia nhiều lớp khuyến nông, tập huấn khoa học kỹ thuật, Điểu Byan đã cùng gia đình mạnh dạn cải tạo đất đai, quy hoạch lại vườn rẫy trồng điều, cà-phê trên diện tích 8ha. Đất không phụ lòng người, những cây điều cao sản, cà-phê giống mới đã cho năng suất cao với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Khi đã thoát khỏi đói nghèo, Điểu Byan mạnh dạn đầu tư chăn nuôi thêm bò lai với hướng đi theo mô hình đa cây, đa con để tránh rủi ro khi giá các mặt hàng nông sản xuống thấp, nhờ vậy thu nhập của gia đình luôn ổn định. Hiện, hằng năm sau khi trừ chi phí, gia đình anh có thu nhập ổn định hơn 400 triệu đồng.

Chương trình xây dựng nông thôn mới là chương trình hết sức có ý nghĩa, thiết thực với người dân, nhất là khu vực đặc biệt khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Anh Điểu Byan, bon Điêng Đu, xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức

Không chỉ làm giàu cho bản thân, hằng năm, Điểu Byan còn cho 4 hộ nghèo mượn bò cái để nuôi sinh sản lấy bê con, nhằm tạo điều kiện về nguồn vốn để bà con trong bon cùng thoát nghèo. Từ những việc làm thiết thực, ý nghĩa, hiệu quả, Điểu Byan đã được tín nhiệm bầu vào cấp ủy chi bộ, Bon trưởng bon Điêng Đu.

Nói về Chương trình xây dựng nông thôn mới, Điểu Byan cho biết, đây là chương trình hết sức có ý nghĩa, thiết thực với người dân, nhất là khu vực đặc biệt khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chương trình mới đã khơi dậy, tập hợp được sức mạnh đoàn kết; đổi mới tư duy của người dân trong sản xuất gắn liền với khoa học công nghệ; gắn trách nhiệm của cá nhân với gia đình, cộng đồng và xã hội, tạo sự gắn kết cộng đồng.

Xây dựng nông thôn mới đã làm cho bộ mặt nông thôn thay đổi toàn diện về cả vật chất, tinh thần và con người mới; tạo sự gắn kết về tình cảm và văn hóa giữa các dân tộc với nhau.

Điểu Byan chia sẻ được nhân dân tín nhiệm bầu làm Bon trưởng là điều rất tự hào. Tuy nhiên, đây cũng là trách nhiệm rất lớn, bản thân anh luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ để cùng nhân dân trong bon xây dựng thành công Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Trước thời điểm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, bon Bu Bir, xã Quảng Tín, huyện Đắk R’Lấp có 96 hộ dân, nhưng có đến 16 hộ nghèo và 30 hộ cận nghèo, đời sống của người dân chỉ dựa vào canh tác truyền thống với cây điều và cà-phê nên năng suất thấp, giá cả bấp bênh. Hạ tầng giao thông chủ yếu là những con đường dân sinh, ảnh hưởng đến vận chuyển hàng hóa, phân bón vào các vùng sản xuất, tư thương thường xuyên ép giá thấp các mặt hàng nông sản dẫn đến tình trạng thiếu đói quanh năm.

Nhiều hộ dân đã mạnh dạn tìm lối đi riêng để thoát nghèo, nhưng do đơn lẻ, thiếu kết nối nên dễ rơi vào thất bại khiến cuộc sống càng khó khăn hơn. Từ khi triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, được sự hỗ trợ về kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, hỗ trợ cây con giống, khoa học kỹ thuật… đồng bào nơi đây rất phấn khởi đã hiến đất làm đường, các công trình công cộng, hăng hái thi đua trong lao động sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi cây trồng năng suất cao, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nên đạt hiệu quả cao. Hiện toàn bon chỉ còn 4 hộ nghèo, 10 hộ cận nghèo, tỷ lệ bê-tông hóa giao thông nông thôn đạt hơn 90%…

 

Điểu Minh được xem là tấm gương sáng, đi đầu trong đổi mới sản xuất, áp dụng công nghệ tiên tiến cho năng suất cao và sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Với 3ha đất trồng điều, cà-phê, cao su nhưng do cây giống cũ, sản xuất phụ thuộc tự nhiên nên gia đình vẫn thiếu đói quanh năm. Điểu Minh đã mạnh dạn chuyển đổi trồng xen 80 cây sầu riêng giống mới vào diện tích 1ha điều kém hiệu quả nhằm tăng giá trị trên diện tích đất. Đến nay, khi cây sầu riêng khép tán, cho thu nhập ổn định với năng suất cao, Điểu Minh đã phá bỏ hẳn cây điều chuyên canh cây sầu riêng.

Hiện toàn bon chỉ còn 4 hộ nghèo, 10 hộ cận nghèo, tỷ lệ bê tông hóa giao thông nông thôn đạt hơn 90%…

Không dừng lại ở sản xuất sầu riêng đơn thuần, Điểu Minh tiếp tục áp dụng mô hình tưới nước nhỏ giọt, kiểm soát phân bón bằng công nghệ hiện đại nhằm tiết kiệm nước, nhân công và bảo vệ môi trường. Sản phẩm sầu riêng của Điểu Minh đang hướng tới các tiêu chuẩn sạch của VietGAP nhằm vươn ra thị trường khó tính, cho năng suất và giá trị sản phẩm cao hơn. Sau khi đã trừ các chi phí sản xuất, hiện thu nhập của Điểu Minh khoảng 200 triệu đồng/năm.

Trao đổi với chúng tôi, Điểu Minh khiêm tốn cho biết, đây mới chỉ là thành công bước đầu, thời gian tới gia đình tiếp tục chuyển đổi 2ha cà-phê, cao-su kém hiệu quả còn lại sang trồng các loại cây ăn trái, hoặc trồng xen nhằm tạo mô hình đa canh, tất cả đều được áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất.

Cũng theo Điểu Minh, chỉ có áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới giảm được chi phí sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu khó tính của thị trường trong thời kỳ hội nhập. Mặt khác, việc xây dựng mô hình trước hết là nâng cao thu nhập cho gia đình, đồng thời để bà con địa phương tham quan học tập nhân rộng, tạo ra sản phẩm sạch cho người tiêu dùng, góp phần từng bước làm đổi mới toàn diện khu vực nông thôn. Hiện Điểu Minh được người dân trong bon tín nhiệm bầu làm Bí thư chi bộ bon Bu Bir.

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, diện mạo Đắk Nông đang ngày càng thay đổi, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện; hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn vùng đặc biệt khó khăn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm đầu tư; kinh tế nông thôn có chuyển biến tích cực; mạng lưới y tế cơ sở đã được củng cố, phát triển, nâng cao hiệu quả của y tế cộng đồng; hệ thống chính trị ở cơ sở được củng cố, kiện toàn; đồng bào dân tộc thiểu số đã có cuộc sống cơ bản ổn định…

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, diện mạo Đắk Nông đang ngày càng thay đổi, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện

Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Đắk Nông Hà Thị Hạnh cho biết, đối với đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông nói chung, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ thì lực lượng cốt cán là già làng, trưởng bản, người có uy tín và đảng viên trong thời gian qua đã phát huy tốt được vai trò gương mẫu trong thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng bon, buôn ngày càng giàu mạnh, văn hóa, bản sắc, nhất là trong việc định hướng cho đồng bào hướng đến xây dựng thành công Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới.

Thông qua Chương trình, đã xuất hiện hàng trăm tấm gương là người đồng bào dân tộc thiểu số tiền phong, gương mẫu tự nguyện hiến đất, ngày công, cây trồng để mở rộng đường giao thông, xây hội trường thôn, nhà văn hóa cộng đồng, trường học; nhiều người đã có cách nghĩ, cách làm sáng tạo, áp dụng khoa học kỹ thuật vào xây dựng thành công các mô hình sản xuất, kinh doanh cho thu nhập cao, tạo ra các phong trào thi đua lao động sản xuất sôi nổi ở khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; nhiều cá nhân đã được các cấp ủy, chính quyền địa phương biểu dương khen thưởng, đồng bào tín nhiệm bầu giữ vị trí cốt cán của địa phương, trở thành hạt nhân chính trị tại cơ sở.

Click để đánh giá bài viết:
Từ khóa:

Phản hồi đã đóng.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn