GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ

TRANG CHỦ » TIN TỔNG HỢP NÔNG THÔN MỚI


Hội nghị triển khai đồng bộ chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), giai đoạn 2018 – 2020 (16/07/2018) ​​

Thứ ba - 17/07/2018 13:33
 

 

Nhằm triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm đảm bảo đúng tiến độ thời gian và hiệu quả theo chỉ đạo của thủ tướng chính phủ, thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “ Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân. Hội nghị toàn quốc triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm ( OCOP) giai đoạn 2018 – 2020, được tổ chức tại Bắc Giang, ngày 13-14/7/2018.

 

 

 

 

 

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo hội nghị

 

UV BCT, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban chỉ đạo các CT MTQG Vương Đình Huệ chỉ đạo chương trình. Chủ trì hội nghị có: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp &PTNT Nguyễn Xuân Cường, Thứ trưởng Trần Thanh Nam và chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Nguyễn Văn Linh. Hội nghị có sự tham gia của Đại biểu các tổ chức quốc tế, đại diện một số Bộ/Ban/Ngành liên quan cùng gần 300 đại biểu là lãnh đạo UBND, Sở NN&PTNT, Chi cục PTNT của hầu hết các tỉnh thành trên cả nước.

 

 

 

Chủ trì Hội nghị

 

(Trong ảnh: Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ (Thứ 2 trái), Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường (Thứ 2 phải), Thứ trưởng Trần Thanh Nam (Trái), Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Nguyễn Văn Linh (Phải))

 

Khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết: Sau 8 năm triển khai Nông thôn mới, toàn quốc đã có 3.370 xã đạt chuẩn nông thôn mới (37,7%), 53 huyện thị xã được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đạt chuẩn. Nhiều địa phương đã bước vào giai đoạn xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao. Chính phủ cũng đã có chỉ đạo về giải pháp xây dựng nông thôn mới cấp thôn bản cho những vùng đặc thù, khó khăn. Đây có thể xem là nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong xây dựng nông thôn mới, tạo nên điều kiện vô cùng thuận lợi để chúng ta tập trung vào phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, mặc dù trong đó còn nhiều hạn chế, tồn tại cần khắc phục, tháo gỡ. Bộ trưởng khẳng định: Việc Chính phủ phê duyệt Chương trình OCOP được đúc kết từ thành công và kinh nghiệm của cả quốc tế cũng như trong nước, được đánh giá là một giải pháp rất cụ thể, hiệu quả, giúp thúc đẩy phát triển nhóm sản phẩm cấp xã, huyện.

 

 

 

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu khai mạc hội nghị

 

Mục tiêu của Chương trình: i) Tiêu chuẩn hóa ít nhất 50% sản phẩm hiện có của các địa phương (khoảng 2.400 sản phẩm), triển khai thực hiện từ 8 – 10 làng (bản) văn hóa du lịch. Tập chung vào đa dạng chế biến sâu các sản phẩm theo chuỗi giá trị… ii)  Củng cố, kiện toàn 100% tổ chức kinh tế (doanh nghiệp, hợp tác xã) tham gia chương trình OCOP (khoảng 3.920 tổ chức). Phát triển mới ít nhất 500 tổ chức kinh tế (doanh nghiệp và HTX) tham gia Chương trình OCOP. iii) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu sản phẩm OCOP cấp Quốc gia hỗ trợ tích cực công tác quản lý nhà nước và kết nối thông tin xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP cấp Quốc gia. iv) Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực 100% cán bộ cấp tỉnh/huyện tham gia trực tiếp triển khai Chương trình OCOP về nghiệp vụ quản lý, điều hành Chương trình; tập huấn chuyên môn quản lý kinh doanh sản xuất cho khoảng 1.200 cản bộ quản lý nhà nước (cấp tỉnh/huyện) thực hiện Chương trình”

 

 

 

Tổng quan hội nghị

 

Nội dung và nhiệm vụ trọng tâm: i) Triển khai thực hiện Chương trình theo nguyên tắc: “Nhà nước hỗ trợ, hướng dẫn – các cơ sở sản xuất đề xuất trực tiếp thwo nhu cầu và khả năng thực tế”. Ban hành tài liệu hướng dẫn. Tổ chức các cuộc thi đánh giá xếp loại sản phẩm OCOP cấp huyện, tỉnh và cấp Quốc gia. ii) Tập chung chuẩn hóa vá phát triển sản phẩm OCOP: Rà soát, đánh giá tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm hiện có (theo 6 nhóm sản phẩm chính). Khuyến khích, thu hút, hỗ trợ các tổ chức kinh tế phát triển sản phẩm mới và đa dạng hóa sản phẩm. iii) Xây dựng và ban hành bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm. iv) Đào tạo, tập huấn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. v) Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất – kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ OCOP. vi) Triển khai các dự án thành phần: a, Cấp Quốc gia: Chỉ đạo, xây dựng phê duyệt và triển khai các dự án, gồm: Dự án phát triển thương hiệu sản phẩm Chương trình OCOP; Dự án làng/bản Văn hóa du lịch; Dự án vùng sản xuất, dịch vụ nông thôn trọng điểm Quốc gia; Dự án trung tâm thiết kế sáng tạo sản phẩm OCOP Quốc gia; b, Cấp tỉnh: Mỗi tỉnh, thành phố lựa chọn trọng điểm sản phẩm có lợi thế để xây dựng, triển khai theo lộ trình phù hợp các dự án sản xuất, dịch vụ mang tính liên vùng, liên huyện căn cứ theo điều kiện thực tế của địa phương…

 

 

 

Thứ trưởng Trần Thanh Nam công bố quyết định 490/QĐ-TTg

 

“Cần bám sát quan điểm, mục tiêu của Chương trình OCOP và thực tế tại địa phương, xác định rõ nội dung, nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm để triển khai thực hiện Chương trình. Chủ động, quyết tâm và phối hợp thường xuyên, thống nhất giữa các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện.” – Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, khi phát biểu công bố quyết định 490/QĐ-TTg, ngày 07/05/2018 của Thủ tướng Chính phủ và Dự thảo Kế hoạch triển khai chương trình OCOP giai đoạn 2018 – 2020.

 

 

 

 

 

Phó Chánh văn phòng Ngô Tất Thắng: “…Đây là bộ tài liệu quan trọng, bao gồm ba phần chính: i) Hướng dẫn triển khai chương trình OCOP: Đề xuất phương án, đào tạo kiến thức kinh tế, chuyển giao công nghệ, đánh giá tính khả thi…; ii) Bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm: là cơ sở cho các tổ chức kinh tế, sản xuất đánh giá được sản phẩm; Là cơ sở để cơ quan quản lý đánh giá chính xác nhất sản phẩm OCOP; iii) Bộ tài liệu đào tạo: Phần 1: 21 chuyên đề; Phần 2: 15 Chuyên đề; Trang bị kiến thức cho đội nghũ lãnh đạo. Từ đó trang bị kiến thức cho các tổ chức kinh tế, lãnh đạo các doanh nghiệp, tổ chức đào tạo chuyên sâu để có thể triển khai ngay tại các tỉnh…

 

 

 

Phần tham luận, theo đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh – ông Đặng Huy Hậu – Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh thì: Chương trình OCOP của Quảng Ninh đã bước sang giai đoạn 2, giai đoạn của chất lượng và thương hiệu. Quảng Ninh đạt thành công bước đầu trong OCOP nhờ vào sự vào cuộc quyết liệt, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, đồng nhất từ tỉnh xuống tận thôn. OCOP muốn thành công buộc bộ máy lãnh đạo cao nhất tại địa phương (Bí thư, chủ tịch – theo Phó chủ tịch Hậu) phải trực tiếp vào cuộc, am hiểu và bám sát với chương trình.

 

 

 

Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Đình Chung Phụng tham luận tại chương trình: “… Tập chung làm du lịch: Tràng An, Vườn Quốc gia Cúc Phương, sinh thái Vân Long,… Những sản phẩm OCOP Ninh Bình với mục tiêu: “Du lịch – Xuất khẩu – Nông thôn mới”. Có những sản phẩm mới như dược liệu (gần 500ha, có những sản phẩm dược liệu xuất khẩu);  rất quan tâm đến bảo quản sau thu hoạch; Đẩy mạnh tuyên truyền, nhận thức, kế hoạch, tiêu chí, phương thức, cách làm đến người dân. Đề xuất một số chương trình khoa học công nghệ về bảo quản sản phẩm sau thu hoạch – là khâu quan trọng đối với sản phẩm nông sản.”

 

Đại diện tổ chức ocop cơ sở, HTX Dược liệu Nậm Đăm (H.Quản Bạ, Hà Giang): “…Hà Giang có thế mạnh trong việc phát triển các loại cây dược liệu dưới tán rừng. Ngoài ra, Hà Giang cũng là nơi có văn hóa sử dụng cây dược liệu. HTX có 30 thành viên, với 13 lao động; Tạo nguồn ươm cây giống, xưởng sơ chế sản phẩm;… HTX đã được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thực phẩm chức năng, mỹ phẩm,… Còn khó khăn về vốn: Chưa huy động được vốn nhàn rỗi tại cộng đồng; Chưa phát triển được một sô loại cây tại địa phương,… thiếu giống dược liệu tốt với cung ứng số lượng lớn; Thiếu quy trình chế biến, chiết xuất dược liệu; Còn thiếu kiến thức đối với câu dược liệu, chăm sóc, thu hái, đóng gói và bảo quản khác nhau thì chất lượng cũng khác nhau; Về khoa học công nghệ: Hầu hết chưa xác định được giống đảm bảo để đạt được kết quả cao,…; Gần như toàn bộ quy trình trồng trọt chưa xác định được đối với cây dược liệu;…

 

 

 

Phát biểu tại hội nghị, Ông Tadashi Uchida – Chủ tịch Ovop Oita, Nhật Bản cho biết: “… Phong trào Mỗi làng một sản phẩm được khởi xướng từ 1979, hiện nay đã được giới thiệu ở đầy đủ các nước Asean tham gia trừ Sinhgapo. Đây là chương trình phát triển kinh tế gia đình, phát triển xã hội từ nguồn địa phương đã xuất hiện trên 40 Quốc gia trên thế giới. Góp phần nâng cao lòng tự hào của người dân tại địa phương, góp phần xây dựng những miền quê đáng sống và sự ổn định của mỗi nước;… Đánh giá cao tư duy của người dân Việt Nam trong việc nhận thức về hiệu quả của chương trình cũng như giải pháp thay đổi mà chính phủ Việt Nam theo đuổi. Với 40 năm kinh nghiệm sơ khởi và triển khai chương trình Mỗi làng một sản phẩm, ông Morihiko Hiramasu, mong muốn trở thành đối tác của OCOP Việt Nam trong việc xúc tiến các sản phẩm khu vực và thế giới. Từ đó, đẩy mạnh phát triển, nâng cao thu nhập cho người dân. Tôi tin tưởng với định hướng là lấy người dân và doanh nghiệp làm trọng tâm. Đây sẽ là bước ngoặt trong phát triển chung của đất nước. Với những kinh nghiệm của Nhật Bản sẽ là bài học chất lượng, có chọn lọc. Việt Nam sẽ biết cách vận dụng phù hợp với Quốc gia. Theo đó, Nhật Bản luôn hi vọng, Việt Nam sẽ trở nên phát triển hơn, đặc biệt là những miền quê, vùng làng.”

 

Điều phối viên dự án IFAD tại Việt Nam, Nguyễn Thanh Tùng: “Từ 2017, IFAD và Văn phòng điều phối Nông thôn mới Việt Nam đã có ký kết hợp tác. Hiện đang triển khai trên 11 tỉnh. Kết quả: Lập kế hoạch: Đào tạo, tập huấn về lập kế hoạch phát triển KTXH, kế hoạch sản xuất kinh doanh, tiếp cận thị trường và thích ứng biến đổi khí hậu. Nâng cao năng lực: Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, HTX, tổ hợp tác, hộ gia đình: Cải tiến công nghệ, liên kết chuỗi giá trị. Đầu tư: Đồng tài trợ, tín dụng vi mô, phát triển hạ tầng sản xuất. Dự án IFAD hỗ trợ chương trình Nông thôn mới 5000USD không hoàn lại để tổng kết và rút ra những bài học cần thiết. Tham gia hỗ trợ xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiên chương trình; Phối hợp thực hiện xây dựng Nông thôn mới tại 11 tỉnh, lồng ghép với phát triển sản phẩm OCOP… Định hướng hỗ trợ OCOP giai đoạn 2018 – 2019: Hỗ trợ xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thực hiện chương trình OCOP (cả cấp trung ương và địa phương), bản đồ số; Nâng cao năng lực thực hiện chương trình cho cán bộ thực hiện chương trình OCOP, cho các doanh nghiệp, HTX, THT và hộ gia đình…”

 

 

Kết luận hội nghị Phó thủ tướng Vương Đình Huệ tổng kết: “… Là chương trình phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội lực cảu địa phương, xuất phát từ đặc điểm thực tế của địa phương. Đặt ra chuwong trình với vai trò kiến tạo để phát huy các sản phẩm đó. Nội hàm đi sâu vào kinh tế và tổ chức sản xuất. Có nhiều mô hình để thực hiện Nông thôn mới như khu dân của kiểu mẫu, vườn mẫu và hiện tại là OCOP tập chung vào tăng kinh tế. Là sản phẩm địa phương nhưng phát triển sản phẩm, gia tăng giá trị, nâng tầm quốc gia và toàn cầu thông qua việc xây dựng thương hiệu gắn với thị trường… Sáng tạo trong cộng đồng rất lớn, bền vững và có giá trị thực tiễn. Tránh sự áp đặt. Cần được ứng dụng phù hợp với điều kiện của người dân, của các tổ chức kinh tế… Cần giải quyết được mối quan hệ cảu nhà nước với thị trường, với doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế…”

 

Phó thủ tướng nhắc nhở: Đừng để đề án làm xong để đó, hệ thống chính trị phải vào cuộc, chủ động sáng tạo phương pháp làm giúp đẩy nhanh hiệu quả OCOP cũng như Nông thôn mới đến đời sống nhân dân. Chương trình OCOP tạo nên động lực mới cho phát triển kinh tế nông thôn, đặc biệt nâng cao đời sống tinh thần vật chất của người dân nông thôn… Phó thủ tướng yêu cầu Bộ NN&PTNT nhanh chóng ban hành đầy đủ văn bản giúp các tỉnh vào cuộc nhanh chóng, hiệu quả, đồng nhất…

 

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, cam kết phối hợp chặt chẽ với các địa phương, các tổ chức và người dân tổ chức đầy đủ và hiệu quả chương trình. Bộ trưởng khẳng định: Chương trình đòi hỏi cả hệ thống chính trị vào cuộc, tâm huyết và nhiệt tâm vì hiệu quả chung…

Nguồn: http://nongthonmoi.gov.vn

Click để đánh giá bài viết:
Từ khóa:

Phản hồi đã đóng.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn