»
TIN TỔNG HỢP NÔNG THÔN MỚI
HUYỆN CƯ JÚT PHẤN ĐẤU ĐẠT CHUẨN “HUYỆN NÔNG THÔN MỚI” VÀO NĂM 2022″
Thứ sáu - 22/07/2022 13:02Ngày 16 tháng 6 năm 2022, Ban Chấp hành Đảng Bộ huyện Cư Jút khóa VII đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/HU về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-205, trong đó đã đề ra mục tiêu đến năm 2025 huyện đạt chuẩn “Huyện nông thôn mới”.
Lễ công bố xã Ea Pô đạt chuẩn nông thôn mới
Huyện Cư Jút có vị trí địa lý tương đối thuận lợi để giao thương, phát triển kinh tế xã hội. Huyện cách trung tâm thành phố Gia Nghĩa khoảng 106 km về phía Bắc, cách thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk khoản 20 km; phía Đông nam giáp huyện Krông Nô, phía Nam giáp huyện ĐắkMil; phía Tây giáp tỉnh MunDunKiRi vương quốc CamPuChia; phía Bắc giáp huyện Buôn Đôn tỉnh Đắk Lắk. Cư Jút là điểm gắ kết trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột với thành phố Gia Nghĩa theo Quốc lộ 14; đồng thời cũng là điểm nối tiếp với trung tâm huyện Krông Nô thông qua Quốc lộ 28.
Toàn huyện có 7 xã và 01 thị trấn Ea Tlinh, trong đó có 7 xã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Bước vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện gặp rất nhiều khó khăn; kết cấu hạ tầng trong khu dân cư còn yếu kém; nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc rất lớn vào ngành nông nghiệp; thu nhập và đời sống của người dân còn rất thấp; qua rà soát thì bình quân mỗi xã mới chỉ đạt 3,5 tiêu chí/xã; trong đó có rất nhiều tiêu chí chưa có xã nào đạt. Tuy nhiên sau 10 năm phấn đấu thực hiện Chương trình, đến cuối năm 2021 toàn huyện đã có 7/7 xã được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn “Xã nông thôn mới” và là một trong 02 huyện của tỉnh đến nay có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Tiếp bước những thành quả đã đạt được, để không ngừng nâng cao hơn nữa đời sống vật chất, tinh thần của người dân, xây dựng nông thôn mới ngày càng hoạn thiện có chất lượng và bền vững; ngày 16 tháng 6 năm 2022, Ban Chấp hành Đảng Bộ huyện Cư Jút khóa VII đã thống nhất ban hành Nghị quyết số 07-NQ/HU về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-205, trong đó đã đề ra các mục tiêu cụ thể để tập trung phấn đấu:
Mục tiêu tổng quát: Phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào năm 2025, có từ 2-3 xã đạt nông thôn mới nâng cao. Xây dựng huyện nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội từng bước hiện đại; có cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Xây dựng huyện nông thôn mới nhằm phát triển nhanh và bền vững, góp phần thúc đẩy cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Mục tiêu cụ thể: Trên cơ sở Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025, đặt ra mục tiêu cụ thể: Giai đoạn 2022-2025 hoàn thành xây dựng một số tuyến đường giao thông trọng yếu kết nối liên vùng, liên xã (đường giao thông Nam Dong – Đăk Drông – Đăk Wil, đường giao thông ngã tư Phan Chu Trinh – Nam Dong, đường giao thông liên xã Tâm Thắng – EaTling, đường liên xã EaTling – Trúc Sơn – Cư Knia – Nam Dong, đường liên xã Đăk Drông – Đăk Wil, đường liên xã đoạn qua trung tâm đô thị Nam Dong, đường Tâm Thắng – Nam Dong – Ea Pô); hoàn thành bãi xử lý rác thải thôn 1 xã Cư Knia, nâng cấp trường THPT Phan Bội Châu (Nam Dong) đạt chuẩn Quốc gia; nâng cấp, chỉnh trang bệnh viện đa khoa huyện đạt chuẩn quốc gia, trung tâm văn hóa thể thao huyện đạt chuẩn và chợ trung tâm huyện đạt chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm; đồng thời trong giai đoạn xây dựng xã Nam Dong và Tâm Thắng đạt xã nông thôn mới nâng cao. Phấn đấu về đích huyện nông thôn mới trước năm 2025.
Để cụ thể hóa mục tiêu trên, huyện đã đề ra lộ trình thực hiện cụ thể cho từng năm như sau:
Năm 2022: Đầu tư để 01 trường THPT (trường THPT Phan Bội Châu hoàn thành và được công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia). Xã Nam Dong có 1-2 khu dân cư kiểu mẫu, có 0a4 vườn mẫu – rẫy mẫu; các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao được bổ sung và giữ vững (cuối năm 2023) xã đạt tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao.
Năm 2023: Xã Tâm Thắng có 03 khu dân cư kiểu mẫu, 06 vườn mẫu – rẫy mẫu, xã đạt nông thôn mới nâng cao vào cuối năm 2024.
Năm 2024: Tiếp tục đầu tư cho xã Trúc Sơn đạt xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2025.
Năm 2024: Phấn đấu đạt chuẩn 9 tiêu chí và 36 chỉ tiêu theo Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ, về đích huyện nông thôn mới trong năm 2025.
Để thực hiện đạt các mục tiêu đề ra, Ban Chấp hành Đảng Bộ huyện đã đề ra 5 nhiệm vụ chính để thực hiện, gồm: Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu; tập trung phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân; cải tạo, giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn; xây dựng, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa nông thôn và củng cố, giữ vững an ninh quốc phòng, trật tự xã hội nông thôn.
Đồng thời cũng đã đề ra 5 nhóm giải pháp chủ yếu để tập trung thực hiện: Nhóm giải pháp nhằm nâng cao nhận thức; nhóm giải pháp nhằm tăng hiệu quả trong tổ chức thực hiện; nhóm giải pháp nhằm tăng cường nguồn lực; nhóm giải pháp nhằm tăng cường thực hiện phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu và nhóm giải pháp về nâng cao thu nhập, đời sống tinh thần của người dân nông thôn.
Với sự vào cuộc, chỉ đạo quyết liệt của cả hệ thống chính trị; sự hưởng ứng, tham gia tích cực của người dân trên địa bàn huyện và sự giúp đỡ, hỗ trợ của các sở, ban, ngành cấp tỉnh cùng với kế hoạch, lộ trình thực hiện có căn cơ, phù hợp với thực tế hi vọng rằng huyện Cư Jút sẽ về đích “Huyện nông thôn mới” đúng như kế hoạch đề ra.
Ảnh, bài: Văn Tuấn