Đội chiêng biểu diễn tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 
 

Nghệ nhân Điểu Bích, Đội trưởng đội cồng chiêng bon Bu N’Đo cho biết, ông đã từng truyền dạy cho thanh niên trong bon 26 bài chiêng M’nông nhưng đến nay, đội chiêng trẻ này chỉ đánh được những bài cơ bản còn những bài khó hơn thì phải chỉ dạy lại. Nghệ nhân Điểu Bích lo lắng khi ông không còn nữa, liệu những bài chiêng hay có bị mai một?

 Nghệ nhân Điểu Bích đang hướng dẫn cách đánh chiêng cho anh Y Nin
 

Đội chiêng bon Bu N’Đoh có 6 người, luyện tập 1 tháng 2 lần. Điều đáng nói là những người tham gia tập luyện đều đã lớn tuổi. Còn lớp trẻ thì không mặn mà lắm với việc lưu giữ nét đẹp văn hóa dân tộc mình. Một số thanh niên có ý thức, học đánh chiêng nhưng cũng gặp khó khăn vì trong bon chỉ có 1 bộ chiêng duy nhất, nhưng lại bị hư hỏng nên tiếng chiêng không còn đúng nhịp, đúng điệu.

Anh Y Nin học đánh cồng chiêng hơn một năm nay nhưng vẫn chưa thành thạo. Anh mong muốn bon được cấp bộ chiêng mới và có thêm nhiều thanh thiếu niên trong bon tìm hiểu cách đánh chiêng để giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình.  

  Đội chiêng bon Bu N’Đoh đều là những người lớn tuổi
 

Cồng chiêng thất thoát dần, nghệ nhân ngày càng già yếu còn lớp trẻ thì không mặn mà là những thách thức không phải của riêng bon Bu N’Đoh trong nỗ lực bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng. Những thách thức này đang cần ngành chức năng quan tâm giải quyết.

Nguồn: http://truyenhinhdaknong.vn/tin-tuc/kho-khan-trong-bao-ton-cong-chiengnhin-tu-bon-bu-ndoh-1718.html