GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ

TRANG CHỦ » VĂN HÓA - XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG


Trung tâm Y tế huyện Đắk Lấp – tỉnh Đắk Nông

Thứ tư - 20/09/2017 09:58
Về ĐăkR’Lấp hôm nay các bạn sẽ cảm nhận được sự đổi thay, ổn định và vươn lên từng bước của một huyện có truyền thống nhất trong tỉnh.

 

Kinh tế phát triển, an ninh quốc phòng được giữ vững, nhân dân vui mừng phấn khởi tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Đóng góp một phần quan trọng trong tình hình ổn định đó có Ngành Y tế ĐăkR’Lấp, mặc dù bộ máy Y tế tuyến huyện có nhiều thay đổi về mô hình qua nhiều giai đoạn.
Cùng với phong trào xây dựng nông thôn mới trong cả nước, toàn tỉnh, huyện ĐăkR’Lấp tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện hiệu quả chương trình nông thôn mới, phấn đấu cuối năm 2017 về đích 2 xã đạt 19 tiêu chí, phấn đấu đến 2020 toàn huyện ĐăkR’Lấp xây dựng thành công chương trình nông thôn mới.

Trong lộ trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương, ngành Y tế tếp tục đồng hành cùng các đơn vị khác và nhân dân tham gia tiêu chí 15 trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Nội dung tiêu chí 15 thực chất là xây dựng xã đạt tiêu chí Quốc gia về y tế theo Quyết định 4667/QĐ-BYT, ngày 7/11/2014 của Bộ Y tế  nhưng chất lượng tiếp tục được nâng cao theo Quyết định 1980/QĐ-Ttg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Xây dựng xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã là một chính sách lớn nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, cung ứng dịch vụ y tếtại tuyến xã – tuyến y tế gần dân nhất, giải quyết cơ bản các vấn đề chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.Song quá trình thực hiện còn rất nhiều khó khăn, đòi hỏi có sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy và chính quyền các cấp, sự ủng hộ và nỗ lực của người dân tại địa phương nhất là các lĩnh vực cộng đồng cần có sự tham gia tích cực của người dân như: vệ sinh môi trường, phòng chống suy dinh dưỡng, kế hoạch hóa gia đình, tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện…

Đến nay, huyện Đăk R’Lấp đã dạt 7/11 xã xây dựng Chuẩn quốc gia về y tế xã, phấn đấu trong năm 2017 xây dựng thêm xã Nghĩa Thắng nâng tổng số 8/11 xã thực hiện tiêu chí Quốc gia về y tế xã. Trong 3 năm còn lại tiếp tục nỗ lực để đến năm 2020 phấn đấu toàn huyện có 100% xã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế. Nhiều địa phương đã đưa nội dung củng cố y tế cơ sở, xây dựng xã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia y tế xã vào nghị quyết của Đảng ủy, HĐND và UBND các cấp để phối kết hợp chỉ đạo thực hiện, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình phát triển kinh tế – xã hội.Có 100% xã đều thành lập Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe nhân dân với sự tham gia của lãnh đạo chính quyền xã và các ban, ngành, đoàn thể liên quan. Việc củng cố tổ chức, bộ máy và đào tạo nguồn nhân lực cho tuyến xã được ngành y tế quan tâm. Đến hết năm 2017, tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ làm việc đạt 11/11 trạm, chiếm 100%, trong đó, 11/11 trạm y tế có nữ hộ sinh hoặc cả nữ hộ sinh và y sỹ sản nhi. Cán bộ trạm y tế xã và nhân viên y tế thôn bản được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, củng cố, tăng cường kỹ năng cơ bản về truyền thông giáo dục sức khỏe. 100% trạm y tế được xây dựng tại những vị trí người dân dễ dàng tiếp cận về giao thông. Đa số các trạm y tế xã có diện tích sử dụng tương đối đủ theo quy định của trạm y tế xã đạt chuẩn, khối nhà chính của trạm y tế xã đều là nhà được xếp hạng từ cấp IV trở lên, có điện lưới và nguồn nước hợp vệ sinh.Hạ tầng cơ sở các trạm y tế xã được quan tâm đầu tư nâng cấp. Các trạm y tế đều có từ 70 – 80% trang thiết bị y tế dành cho tuyến xã, 100% trạm y tế xã có tủ thuốc thiết yếu, thuốc bảo hiểm y tế.

 

Ban Chỉ đạo Chăm sóc sức khỏe nhân dân huyện thường xuyên đôn đốc các xã, thị trấn triển khai thực hiện, huy động các nguồn lực, dự án đầu tư nâng cấp các trạm y tế xã, bổ sung trang thiết bị khám chữa bệnh và bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ chuyên môn. Trung tâm Y tế huyện phối hợp với Sở Y tế và các trung tâm chuyên môn trực thuộc Sở giám sát, hỗ trợ y tế tuyến xã thực hiện có hiệu quả công tác khám chữa bệnh, các chương trình y tế quốc gia và các chương trình y tế khác của địa phương.

Cùng với hạ tầng cơ sở, trang thiết bị và nguồn nhân lực, cơ bản các trạm y tế triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; giám sát, phát hiện, báo cáo kịp thời các bệnh dịch truyền nhiễm theo quy định của Bộ Y tế. Các chương trình mục tiêu y tế Quốc gia được triển khai, thực hiện đồng bộ. Việc khám chữa bệnh cho người có thẻ bảo hiểm y tế, các đối tượng chính sách và trẻ em dưới 6 tuổi được thực hiện tại trạm y tế xã, đảm bảo quyền lợi cho người bệnh theo quy định.

Đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh, xử lý rác, xử lý phân gia súc, vệ sinh lao động cho nhân dân. 100% xã, thị trấn đều có kế hoạch và triển khai công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Các hoạt động phòng chống HIV/AIDS được triển khai rộng khắp tại 100% xã, thị trấn. Ngoài ra, trạm y tế xã có cán bộ được phân công phụ trách công tác phòng, chống lao, tâm thần… Phát hiện, điều trị và quản lý các bệnh dịch nguy hiểm và bệnh xã hội, như: sốt rét, sốt xuất huyết, lao. 100% xã triển khai công tác khám bệnh bảo hiểm y tế, đảm bảo mọi người dân được chăm sóc sức khỏe ban đầu ngay từ cơ sở, với chi phí thấp, số lần khám chữa bệnh tại trạm y tế xã và tại gia đình đạt 2 lần/người dân/năm, chất lượng khám chữa bệnh tại tuyến xã từng bước được nâng cao, tỷ lệ người bệnh được khám và điều trị bằng y học cổ truyền tại các trạm y tế xã, thị trấn đạt trên 50%.

Trong thực tế việc triển khai thực hiện bộ tiêu chí trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn, thách thức do bộ tiêu chí ở giai đoạn 2011 – 2020 có nhiều chỉ tiêu được nâng lên so với giai đoạn trước. Hiện toàn huyện, tỷ lệ xã có bác sỹ mới đạt 100%. Cùng với đó là thành phần và cơ cấu cán bộ y tế về chủng loại tại trạm theo chức danh chuyên môn theo quy định tại Thông tư 08/2007/TTLT-BYT-BNV phần lớn đáp ứng số lượng, cơ cấu nhân lực đáp ứng yêu cầu phục vụ chuyên môn y tế xã; 100% tỷ lệ trạm y tế xã có cán bộ y học cổ truyền, cán bộ dược.

 Bên cạnh đó còn một số khó khăn đặc thù của huyện như: Điều kiện phát triển kinh tế khó khăn, giao thông không thuận lợi, còn tồn tại một số phong tục, tập quán lạc hậu khi mang thai và khi đẻ trong đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ sinh và sinh con thứ 3 cao, tỷ lệ khám thai từ 3 lần trở lên trong 3 kỳ thai nghén còn thấp; tại các xã vùng sâu, vùng xa tỷ lệ đẻ tại nhà vẫn còn; vấn đề vệ sinh môi trường còn nhiều hạn chế do lối sống, trình độ nhận thức của người dân, gia súc, gia cầm còn thả rông, chưa làm chuồng trại để chăn nuôi hoặc làm dưới gầm sàn nhà ở, vấn đề về tỷ lệ tham gia Bảo hiểm y tế ở một số xã còn chưa cao, chưa đồng bộ, việc thay đổi mô hình y tế địa phương…Đó là những thách thức với việc triển khai công tác y tế nói chung và thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia y tế xã  nói riêng.

Trước những khó khăn và thách thức trên, y tế địa phương cần có lộ trình và kế hoạch cụ thể, vừa xây dựng các xã mới, vừa duy trì và nâng cao chất lượng chuyên môn các xã đã xây dựng thành công chuẩn Quốc gia y tế xã.

Để làm được như vậy cần phải có sự ủng hộ của các cấp Uỷ Đảng và chính quyền, sự vào cuộc của nhân dân, sự đầu tư đúng mức của Y tế tuyến trên về nguồn lực, các chế độ chính sách ưu đãi để thu hút cán bộ y tế, Bác sỹ về công tác tuyến xã, sự nổ lực thay đổi tư duy làm việc của toàn bộ cán bộ Y tế của huyện nhà tạo động lực thúc đẩy ngành Y tế địa phương phát triển xứng tầm với nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân.

Hy vọng đến năm 2020 huyện ĐăkR’Lấp sẽ hoàn thành công cuộc xây dựng nông thôn mới, là huyện đầu tiên của tỉnh về đích sớm trong đó có sự đóng góp không nhỏ của ngành y tế địa phương./.

Ths.Bs Nguyễn Xuân Oanh.

Click để đánh giá bài viết:
Từ khóa:

Phản hồi đã đóng.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn