Những năm gần đây, song song với việc phát triển, củng cổ tổ chức Hội, Hội nông dân xã Kiến Thành huyện Đăk R’Lấp (tỉnh Đăk Nông) luôn quan tâm phát triển kinh tế, chăm lo đời sống hội viên. Trong đó, mô hình “trồng dâu nuôi tằm” bước đầu đã phát huy hiệu quả, giúp các hội viên tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.
Mô hình trồng dâu nuôi tằm bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân xã Kiến Thành
Năm 2021, gia đình ông Nguyễn Văn Minh từ Lâm Đồng tới thôn 8 xã Kiến Thành huyện Đăk R’Lấp (tỉnh Đăk Nông) lập nghiệp. Để ổn định cuộc sống, gia đình ông trồng các loại cây công nghiệp dài ngày như: Cà phê và các loại cây công nghiệp chủ lực của tỉnh ĐăkNông. Song song với việc đầu tư, chăm sóc các loại cây trồng dài ngày, gia đình ông Minh đã mạnh dạn đã tận dụng những diện tích cây công nghiệp chưa khép tán và những tích đất không mang lại hiệu quả kinh tế để trồng dâu nuôi tằm.
Mô hình trồng dâu nuôi tằm được nhiều nông dân trên địa bàn đến thăm quan, học tập
Vốn có kiến thức kỹ thuật về trồng dâu, nuôi tằm nhiều năm ở Lâm Đồng, nắm bắt điều kiện khí hậu, thời tiết của địa phương nên sau một thời gian ông Minh bắt đầu nuôi những lứa tằm đầu tiên. Việc nuôi tằm tuy không đòi hỏi nhiều công sức nặng nhọc nhưng bù lại phải chăm sóc liên tục trong thời gian tằm ăn dỗi. Chú ý phát hiện để phòng và điều trị bệnh. Mỗi hộp tằm sâu 15 ngày chắm sóc cũng cho thu nhập gần 10 triệu đồng đã trừ chi phí. Từ việc trồng dâu nuôi tằm đã giúp gia đình ông Minh “lấy ngắn, nuôi dài”, dần ổn định cuộc sống. Đến nay, gia đình ông đã mở rộng diện tích trồng dâu lên 1,2 ha. Mỗi lứa có thể nuôi được 2-3 hộp tằm.
Hộ ông Trần Ngọc Hiển – Thôn 7 hiện đang trồng 0,5 ha dâu. Mỗi lứa gia đình ông nuôi một hộp tằm. Sau mỗi lứa, gia đình ông thu hoạch được khoảng 60 kg kén. Với gia bán dao động từ trên dưới 200.000 đồng/kg, gia đình ông cũng có khoản thu nhập ổn định giúp 2 vợ chồng ông có thêm chi phí trang trải cuộc sống.
Hiện nay các hộ dùng né gỗ cho tằm bám thay cho né tre truyền thống, góp phần làm giảm công lao động, tăng hiệu quả sản xuất
Ông Hiển chia sẻ: “Trồng dâu nuôi tằm khá phù hợp với những người lớn tuổi như vợ chồng tôi. Với diện tích trồng dâu như hiện nay, một năm gia đình nuôi được từ 7-8 lứa tằm và có nguồn thu nhập ổn định. Ngoài ra, phân tằm là loại phân hữu cơ rất tốt, hằng năm còn tiết kiệm cho gia đình một khoản chi phí mua phân bón đầu tư cho cây trồng”. Ngoài nuôi tằm, gia đình ông Hiển còn tư vấn kỹ thuật về kỹ thuật trồng dâu, nuôi cho bà con trong khu vực.
Theo ông Tôn Đức Bình – Chủ tịch Hội Nông dân xã Kiến Thành, nhận thấy hiệu quả của việc trồng dâu, nuôi tằm măng lại hiệu quả kinh tế, tháng 6 năm 2023, Hội Nông dẫn xã đã thành lập Tổ hội nghề nghiệp “trồng dâu nuôi tằm” với 10 thành viên. Từ khi thành lập tổ hội đến nay các thành viên rất vui mừng và phấn khởi. Đây là nơi các thành viên thường xuyên trao đổi kỹ thuật trồng dâu, kỹ thuật chăm sóc tằm, hỗ trợ nhau trong quá trình chăm sóc cây, con giống và kỹ thuật để tăng hiệu quả sản xuất. Năm 2023, Hội Nông dân xã cũng đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật về trồng dâu, nuôi tằm cho các hội viên. Nhờ đó, giúp tăng hiệu quả trong việc nuôi tằm.
Các giống dâu mới hiện nay giúp gia tăng sản lượng lá phục vụ việc chăm sóc tằm
Hiện nay, toàn xã có 15 hộ trồng dâu nuôi tằm với diện tích trên 10 ha, tập trung chủ yếu tại thôn 7 (10 hộ), thôn 8 (2 hộ), thôn 10 (2 hộ)… Ngoài áp dụng phương pháp nuôi tằm trên nền nhà, hiện nay các hộ dùng né gỗ cho tằm bám thay cho né tre truyền thống, góp phần làm giảm công lao động, tăng hiệu quả sản xuất.
Đối với một số mô hình trồng dâu nuôi tằm đến nay hiệu quả kinh tế khá cao. Tuy nhiên, Hội Nông dân xã Kiến Thành khuyến cáo bà con nông dân không nên phá bỏ các loại cây công nghiệp dài ngày để chuyển đổi sang trồng dâu, nuôi tằm mà chỉ nên tận dụng đất dư thừa như bờ ao, bờ ranh hoặc trồng xen với một số loại cây ăn trái khi chưa khép, đất hoang hóa cải tạo trồng để nâng cao hiệu quả kinh tế./.
Tin, ảnh ML.